Cách viết bài báo khoa học

Viết một bài báo khoa học có chất lượng cao là một phần việc quan trọng và khó khăn nhất của nghề làm khoa học. Mục tiêu của bài tóm tắt này là chỉ ra các khái niệm căn bản của tiến trình viết một bài báo khoa học. Bài này sẽ không bàn đến phương pháp cho bất kỳ một lĩnh vực cụ thể nào mà chỉ cung cấp cách tiếp cận tổng quát cho tiến trình viết một bài báo khoa học. Để có được những chỉ dẫn cụ thể trong chuyên ngành của bạn, tốt nhất nên hỏi giáo sư hướng dẫn hoặc các nghiên cứu viên trong nhóm.

Khi nào thì tôi sẵn sàng viết?

Câu trả lời đơn giản nhất là: khi bạn có thể chứng minh được một điều gì đó mới mẻquan trọng. Bạn phải có đủ dữ kiện để kể một câu chuyện về một điều gì đó mới mẻ về bản chất và thực sự quan trọng. Đương nhiên là bạn cần có kiến thức sâu sắc về tổng quan nghiên cứu hiện tại (của vấn đề) để đo lường được kết quả của mình. Ngoài ra, điều quan trọng là bạn có thể lặp lại thí nghiệm (thiết kế nghiên cứu) của mình để đạt được kết quả tương tự. Cuối cùng thì giáo sư hướng dẫn bạn thường là người hiểu rõ khi nào thì bạn đã sẵn sàng cho việc viết bài báo.

Ok, vậy tôi đã có câu chuyện. Tôi sẽ làm gì bây giờ?

Điều đầu tiên là cần viết một cái gì đó vào giấy. Đừng quá lo lắng về chất lượng những câu chữ ở thời điểm này. Điều quan trọng là viết ra cái gì đó sẽ giúp cho bạn vượt qua được cản trở (tâm lý) ban đầu của người viết. Một khi bạn đã viết được bài báo đầu tiên, bạn sẽ nhận thấy rằng việc chỉnh sửa thường xuyên là một phần của tiến trình viết. Do đó, nhiệm vụ của bạn là phải viết ý tưởng ra giấy cho từng phần để bạn có các phần ghép lại vào bản thảo cuối cùng.

Một bài báo khoa học thường bao gồm các phần sau (theo thứ tự): Tiêu đề, Tóm lược, Dẫn nhập, Vật liệu và Phương pháp, Kết quả, Thảo luận/Kết luận và phần Tài liệu tham khảo. Mặc dù đây là thứ tự xuất hiện của từng phần trong bài báo nhưng các phần thường không được viết theo trình tự này. Ví dụ, phần Tài liệu tham khảo thường được sử dụng trong suốt cả quá trình viết. Thông thường, phần dễ bắt đầu nhất là phần Vật liệu và Phương pháp. Chúng ta bắt đầu từ đây.

Vật liệu và Phương pháp

Phần này bao gồm những gì bạn thực sự làm. Ví dụ, bạn sẽ mô tả các phần mềm đã sử dụng, kỹ thuật mới được phát minh, bộ phận nào được nuôi cấy, v..v.. Bạn cần phải nêu cụ thể cách thức mình đã tiến hành như thế nào để những người nghiên cứu khác có thể lặp lại những thí nghiệm/công việc mà bạn đã tiến hành. Đây thường là phần dễ viết nhất vì giả định là bạn đã làm thí nghiệm/triển khai các hoạt động này rất nhiều lần. Vì thế chúng quá quen thuộc với bạn và viết về các bước này chỉ là nhắc lại các bước đã làm. Một khi bạn đã liệt kê được các vật liệu/cách làm của phần này, bạn đã sẵn sàng để viết tiếp các phần khác.

Kết quả

Phần dễ dàng tiếp theo là viết về Kết quả. Ở phần này bạn chỉ viết về các kết quả thực sự là gì và không đề cập đến chúng có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh khái quát hơn (chúng ta sẽ để dành ý này cho phần Thảo luận). Ví dụ:

“Chúng tôi đo được tỷ lệ của X là 274 + 15 flampoblargins” (đúng)

“ Chúng tôi tìm thấy tỷ lệ của X tương đồng/nhất quán với Mô hình Bunny” (sai)

Phát biểu đầu tiên nhìn ổn vì nó chỉ ra giá trị được đo đếm. Phát biểu thứ hai không phù hợp vì đó là một suy luận/diễn giải về ý nghĩa của dữ liệu. Những diễn giải như vậy nên đưa vào phần Thảo luận.

Thảo luận/ Kết luận/ Dẫn nhập

Trong phần thảo luận, bạn cần diễn giải dữ liệu và trình bày rõ những dữ liệu này có nghĩa gì. Đây chính là phần bạn sẽ nói về tại sao dữ liệu của mình lại xác đáng và quan trọng, và những gì cần tiếp tục khảo cứu. Điểm mấu chốt nhằm giúp độc giả hiểu rõ điều gì đang xảy ra đó là bạn cần chắc chắn rằng độc giả làm quen với chủ đề bạn đang nghiên cứu. Ý tưởng ở đây là khi bạn muốn nêu một điểm trong phần Thảo luận, bạn cần ghi chú lại nó ở trong phần Dẫn nhập “Ok, cần giải thích điểm này”. Vào thời điểm bạn hoàn tất bản thảo đầu tiên của phần Thảo luận, bạn sẽ biết mình cần viết những gì cho phần Dẫn nhập.

Tiêu đề/ Tóm lược

Phần Tiêu đề và Tóm lược có lẽ là phần quan trọng nhất của toàn bộ bài báo. Tiêu đề giúp người đọc (và cả người phản biện) nắm bắt được vấn đề gì đang được nói đến và vì sao nó lại quan trọng. Do đó, Tiêu đề cần phải chính xác, cụ thể, và thú vị. Giả thử bạn đã viết được một tiêu đề hấp dẫn, phần Tóm lược sẽ là có vai trò như ‘phần xem thử của bộ phim’ giúp người đọc (và cả người phản biện) để quyết định xem liệu họ có thực sự muốn đọc tiếp cả bài báo của bạn hay không. Phần Tóm lược cần phải ngắn gọn (thường dưới 250 từ) và tóm tắt mô tả bạn nghiên cứu cái gì, đã làm thế nào, phát hiện cái gì, tại sao kết quả đó lại thú vị. Viết một Tóm lược tốt là chìa khoá giúp độc giả đọc bài của mình và người phản biện chấp nhận bài báo.

 

Nhắc nhở sau cùng

Ý tưởng căn bản đằng sau của một bài báo hay đó là bảo đảm rằng bạn đã có các mẩu ý tưởng cô đọng được viết ra và có thể kết hợp và sắp xếp lại sau một quá trình chỉnh sửa. Không một ai có thể viết hay chỉ sau một lần bản thảo và thường mất nhiều lần chỉnh sửa để đảm bảo chắc chắn rằng bạn có được những gì mình cần.

Biên dịch: dungo

Nguồn: http://www.yale.edu/graduateschool/writing/forms/Writing%20a%20Scientific%20Research%20Paper.pdf

Hướng dẫn tương tự: http://writing.colostate.edu/guides/guide.cfm?guideid=83

 

About dzungtringo

Work on forest and natural resource management. Interested in how human activities shape the nature including ecology, landscape, and habitats.
This entry was posted in Luncead. Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s