A. Thông tin chung
1. Tên gọi
- Học phần: Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên(Natural Resource Management)
- Mã số: LNGH24002
- Ngành học: Quản lý tài nguyên rừng
- Số tín chỉ: 02
- Loại học phần: Tự chọn
- Giảng viên: Ngô Trí Dũng
2. Mục tiêu
- Cung cấp các khái niệm, phân loại, các phương pháp quản lý được áp dụng nhằm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững.
- Hiểu được khái niệm phát triển bền vững – nền tảng của việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong kỷ nguyên mới, nhận biết được các vấn đề môi trường liên quan đến việc khai thác tài nguyên tự nhiên và ứng dụng một số cách tiếp cận/phương pháp quản lý tài nguyên hiện nay.
- Kích thích thái độ học hỏi và tìm tòi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm tích lũy kiến thức thông qua các nghiên cứu trường hợp và tài liệu tham khảo.
3. Nội dung & yêu cầu
- Môn học cung cấp các khái niệm về tài nguyên thiên nhiên, các phương pháp quản lý được áp dụng nhằm quản lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững. Ngoài các khái niệm và phương pháp chung, môn học còn giới thiệu cụ thể các nguồn tài nguyên thiên nhiên phổ biến, các vấn đề quản lý liên quan đến các nguồn tài nguyên này, đồng thời liên hệ với tình hình hiện tại ở Việt Nam và trên thế giới.
- Sau khi học xong môn học, sinh viên hiểu được khái niệm tài nguyên, quản lý tài nguyên, và phát triển bền vững – nền tảng của việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, nhận biết được các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội liên quan đến việc khai thác tài nguyên tự nhiên và ứng dụng một số phương pháp quản lý tài nguyên làm các bài tập chuyên đề.
B. Cấu trúc bài giảng
- Tài nguyên thiên nhiên và Phát triển bền vững (LT/TH = 4/0)
- Tài nguyên thiên nhiên: khái niệm và phân loại
- Con người và tài nguyên thiên nhiên
- Sử dụng tài nguyên và phát triển bền vững
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (4/2)
- Tài nguyên Đất
- Tài nguyên Rừng
- Tài nguyên Nước (bao gồm biển)
- Tài nguyên Khoáng sản
- Công cụ quản lý tài nguyên (4/2)
- Công cụ chính sách
- Công cụ kinh tế
- Tiếp cận tổng hợp trong quản lý TNTN (4/2)
- Xung đột trong quản lý và bảo tồn tài nguyên
- Tương tác sinh thái – xã hội trong quản lý tài nguyên
- Các mô hình quản lý TNTN (6/2)
- Quản lý lưu vực tổng hợp
- Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng
- Một số vấn đề về quản lý TNTN hiện nay
C. Đánh giá kết quả
Điểm học phần được chia làm ba phần theo quy định hiện tại:
- Phần điểm chuyên cần, 10% tổng số.
- Phần bài tập chuyên đề gồm có 02 bài, tính 10% điểm mỗi bài, tổng điểm bài tập 20%.
- Phần thi kết thúc học phần được tính 70% tổng số điểm cuối cùng.
D. Tài liệu tham khảo (photo cho từng chương)
- Ascher, W. 1995. Communities and Sustainable Forestry in Developing Countries. San Francisco. Institute for Contemporary Studies.
- Berkes, F. and Folke, Carl. 2000. Linking Social and Ecological Systems: Management practices and social mechanisms for building resilience. London: Cambridge University Press.
- Camp, William G. and Daugherty, Thomas B.. 2004. Managing Our Natural Resources. Fourth Edition. Delmar Publishers.
- Gupta, A. and Asher, M.G. 1998. Environment and the Developing World: Principles, Policies, and Management. England. John Wiley & Sons.
- Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long. 2006. Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững. Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
- Manning, Robert E. 2007. Park and Carrying Capacity: Commons without Tragedy. Washington D.C, Island Press.
- Selman, P. 2000. Environmental Planning (2ndEdition). London. Sage Publications.
- Hunderson L. H. and Holling C.S. 2002. Panachy: Understanding Transformations in Human and Natural Systems. Island Press. Washington, DC. USA
E. Giảng viên
1. TS. Ngô Trí Dũng (dzungtringo@huaf.edu.com), các lĩnh vực nghiên cứu chính:
- Quản trị rừng và hệ sinh thái
- Phân tích thể chế và chính sách
- Bảo tồn đa dạng sinh học
2. TS. Trần Nam Thắng (trannamthang@huaf.edu.vn), các lĩnh vực nghiên cứu chính:
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên;
- Bảo tồn đa dạng sinh học;
- Quản lý lưu vực tổng hợp;