Nghe qua thấy lạ lạ, nhưng tìm hiểu thêm mới biết đó chính là nhạc Baroque – ra đời vào khoảng thế kỉ 17 – 18, là thời kì âm nhạc cổ điển vô cùng phát triển với các nhạc sĩ nổi tiếng như: Vivaldi, Bach, Mozart, Beethoven, Schubert, Tchaikovsky. Trong giai đoạn này, các nhạc sĩ tập trung rất nhiều vào việc sáng tạo ra các âm sắc phong phú, đa dạng, họ mang đến những kỹ thuật phức tạp hơn để chơi các nhạc cụ mới, sử dụng các ký hiệu âm nhạc mới. Âm nhạc Baroque có nhịp điệu 60 nhịp/ phút có tác dụng kích thích óc sáng tạo và tư duy, giúp con người tập trung hơn, từ đó cho khả năng ghi nhớ cao hơn.
Để chứng minh lợi ích mà âm nhạc Baroque mang lại, Tiến sĩ Georgi Lozanov, nhà tâm lý học nổi tiếng người Bulgaria, từng thực hiện một nghiên cứu trong đó ông cho những tình nguyện viên vừa học ngoại ngữ vừa nghe thể loại nhạc Baroque với nhịp điệu 60 nhịp một phút. Sau một ngày học ngoại ngữ, những học sinh này sẽ trải qua một bài kiểm tra. Kết quả cho thấy cho thấy chỉ trong một ngày các đối tượng nghiên cứu có thể học 1000 từ mà bình thường phải mất một học kỳ mới học được. Hơn thế nữa, những học sinh trên có thể nhớ đến 92% những gì đã được học. Chỉ bằng việc lắng nghe nhạc Baroque khi đang học, thời lượng cần thiết để thông thạo một ngoại ngữ được giảm từ 2 năm xuống 30 ngày. Và những sinh viên tham gia nghiên cứu trên có khả năng nhớ những từ mình đã học thậm chí sau 4 năm mà không cần ôn tập.
Những tập đoàn khổng lồ như IBM và Shell, cùng với một loạt các trường trung học và đại học nổi tiếng, đã và đang sử dụng âm nhạc để giảm thời lượng học và tăng cường khả năng truy xuất thông tin. Việc nghe nhạc còn làm tăng khả năng và năng suất làm việc một cách đáng kể. Nghiên cứu cũng cho thấy nghe nhạc Mozart và những bản nhạc Baroque giúp con người cảm thấy bình tĩnh, tập trung hơn, và tăng cường khả năng trí tuệ.
Nhạc Baroque có những tác dụng cụ thể nào về mặt sinh lý học? Khi chúng ta lắng nghe theo nhịp điệu đều đặn của thể loại nhạc này, 60 nhịp một phút, nhịp tim, huyết áp và sóng não đều thư giãn theo điệu nhạc. Nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm đi, sóng não beta giảm 6% trong khi sóng não alpha (thích hợp cho học tập và trí nhớ) tăng 6%. Âm nhạc giúp bạn đi vào trạng thái thư giãn nhưng tỉnh táo (relaxed alertness) – trạng thái tối ưu cho học tập và làm việc.
Tóm lại, việc nghe âm nhạc baroque trong quá trình học tập và làm việc sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích không thể ngờ tới, trong đó có thể kể đến một vài lợi ích như:
– Điều hòa nhịp tim và huyết áp, cho cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, stress, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, người bệnh mau hồi phục.
– Làm tăng chỉ số IQ – chỉ số thông minh của người nghe nhạc thường xuyên, đều đặn
– Tăng khả năng tập trung, ghi nhớ thông tin, xử lý và tiếp nhận thông tin nhanh hơn, tăng năng suất học tập và làm việc
– Kích thích óc sáng tạo phát triển, làm cho tâm hồn phong phú, trí tưởng tượng được phát huy tối đa.
Từ những tác động trên, người nghe nhạc baroque thường xuyên và đúng cách sẽ luôn có kết quả học tập cao, hiệu quả công việc tốt. Vậy nghe nhạc baroque thế nào là đúng cách?
– Nhạc baroque phát huy tác dụng tốt nhất khi nghe ở mức âm lượng nhỏ nhất để tai chỉ nghe được như tiếng muỗi vo ve thôi, nghe nhạc như vậy sẽ vừa đem lại hiệu quả cao mà cũng không làm hại đến tai của người nghe.
– Nghe nhạc baroque trong vô thức, không cố ý nghe để cảm thụ âm nhạc hay cố gắng ghi nhớ giai điệu hoặc các nốt nhạc. Thay vào đó, hãy mở nhạc lên và coi nó như tiếng nước chảy bên ngoài, nhẹ nhàng như làn gió, không để tâm gì đến nó, bạn chỉ cần tập trung vào làm bài tập, học thuộc, đọc tài liệu hoặc làm việc, khi đó âm nhạc sẽ tự động tác động lên não và buộc nó làm việc hiệu quả hơn, tăng năng suất hoạt động, xử lý và ghi nhớ thông tin.
– Để bộ não không trở nên ‘lười biếng’ khi nghe đi nghe lại một bản baroque, hãy tổng hợp thật nhiều bản nhạc baroque khác nhau, không nghe lặp đi lặp lại chỉ một bản nhạc mà hãy mở cả một danh sách và để chế độ trộn bài, như vậy não sẽ không thể nhận biết được bất cứ quy luật nào, nó sẽ phải liên tục dõi theo từng nốt nhạc để cố gắng ghi nhớ.
Và bây giờ, thử một vài bản baroque nhẹ nhàng để thưởng thức!
(Tham khảo từ Truongcaaudio, Congaudio)