ANCT: Mạnh Phát

Cuối tuần tình cờ nghe lại bài ‘Dấu chân kỷ niệm’ mới tò mò tìm hiểu thêm về nhạc sĩ Mạnh Phát. Thú vị khi biết thêm rằng ông còn có nhiều sáng tác hay khác như ‘Nỗi buồn gác trọ’, ‘Hoa nở về đêm’…

Nghe về Mạnh Phát trên chương trình 70 tình ca âm nhạc VN.

Theo wikipedia, ông sinh năm 1929, là người miền Trung, có khuôn mặt khôi ngô, tóc dợn sóng trước trán, sắc mặt điềm đạm. Ông còn có các bút danh khác là Tiến Đạt, Thúc Đăng.
Năm 1940, ông cùng gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Sau khi học xong bậc trung học, ông được mời hát cho hai hãng đĩa BK và Asia. Thời gian đỉnh cao của sự nghiệp ca sĩ, ông thường hát trên Đài Phát thanh Pháp Á chung với nữ ca sĩ Minh Diệu (vợ ông sau này).
Từ cuối năm 1949 đến 1955, ông bắt đầu viết nhạc với bút hiệu Tiến Đạt. Một số sáng tác của ông giai đoạn này là Ai về quê tôi, Anh đã về, Hồn trai Việt, Mong người trở lại, Trăng sáng trong làng…
Đầu thập niên 1960, Mạnh Phát cùng các nhạc sĩ cùng thời khác như Châu Kỳ, Hoài Linh chuyển sang sáng tác (nhạc vàng) theo giai điệu Bolero. Phần lớn các ca khúc phổ thông của ông ở giai đoạn này như Chuyến đi về sáng, Hoa nở về đêm, Ngày xưa anh nói, Nỗi buồn gác trọ, Sương lạnh chiều đông, Phố vắng em rồi, Vọng gác đêm sương… vẫn còn được yêu thích cho đến tận nay. Ngoài ra, ông còn phụ trách chương trình “Tiếng ca gửi người tiền tuyến” trên Đài Tiếng nói Quân đội của VTVN.

Mạnh Phát mất ngày 2 tháng 1 năm 1973 tại Sài Gòn.

1-Dấu Chân Kỷ Niệm; 2-Hoa Nở Về Đêm; 3-Ngày Xưa Anh Nói; 4-Nỗi Buồn Gác Trọ; 5-Vọng Gác Đêm Sương; 6-Chuyến Đi Về Sáng; 7-Đêm Không Trăng Sao; 8-Gió Chuyển Mùa Thương; 9-Nhớ Một Người; 10-Phố Vắng Em Rồi; 11-Qua Xóm Nhỏ; 12-Sao Anh Lỗi Hẹn; 13-Sương Lạnh Chiều Đông; 14-Thành Đô Ơi Giã Biệt.

dungo

About dzungtringo

Work on forest and natural resource management. Interested in how human activities shape the nature including ecology, landscape, and habitats.
This entry was posted in Music. Bookmark the permalink.