Thu mẫu cây Lèo heo

P1020039Nhiều loài cây rừng lâu nay tồn tại một cách lặng lẽ với tên gọi địa phương quen thuộc. Tuy nhiên đi sâu vào xác định họ tên khoa học lại là cả một vấn đề do thiếu dữ liệu, mẫu vật, và cả đam mê nghiên cứu của người trong ngành. Hiện tại còn khá nhiều loài cây rừng ở miền Trung chưa được định danh một cách chính xác như Lèo heo, Chuồn, Đào, hay cây Lơi ở các vùng Nam Đông, A Lưới. Thu mẫu Lèo heo là một hoạt động gần đây của nhóm nghiên cứu thực vật, Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng ở Khoa Lâm nghiệp, ĐH Nông Lâm Huế.

Trước đây mình có thử tra cứu tên của Lèo heo ở tài liệu của Kubizki (1993) và dự đoán nó thuộc chi Enicosanthellum, họ Annonaceae (Na). Sau khi đọc blog mình có một anh bạn người Thái tên là Tanawat đang làm NCS ở Leiden (Hà Lan) liền email trao đổi. Tanawat nghiên cứu sâu về họ Na ở châu Á và các vùng nhiệt đới nên rất rành về phân loại thông qua DNA và hạt phấn. Do vậy mới có duyên nợ qua lại về thu hái mẫu hoa (tháng 4/2013, tháng 4/2014) và quả đợt này (tháng 7/2014).

Clip dưới đây ghi lại chuyến thực địa vào tháng 7/2014 của nhóm nghiên cứu nhằm thu mẫu quả Lèo heo ở dọc tuyến đường HCM qua Khu BTTN Sao La, địa phận huyện A Lưới. Các thành viên bao gồm: TS. Trần Minh Đức, Ngô Trí Dũng, Lê Thái Hùng (Đại học Nông Lâm Huế; TS. Tanawat Chaowasku, Paraporn Dockchan (ĐH ChiangMai); Anh  Văn Trọng Thành (Kiểm lâm viên Khu BTTN Sao la – người vừa mất dịp cuối năm 2014 trong chuyến tuần tra bảo vệ rừng). Xin được thắp nén nhang tưởng nhớ anh Thành – người đã hỗ trợ đoàn rất nhiệt tình trong chuyến công tác đó.

Trong clip có anh Bái – người địa phương đã áp dụng kỹ thuật trèo cây lấy mật ong rất độc đáo. Nhờ có anh Bái mà đoàn đã thu hái thành công mẫu quả cây Lèo heo. Sắp tới danh tính loài này sẽ được công bố trên tạp chí nghiên cứu thực vật quốc tế.

Thổ địa trèo thu hái mẫu:

 

Trao đổi về mẫu vật:

dungo 06.02.2015

About dzungtringo

Work on forest and natural resource management. Interested in how human activities shape the nature including ecology, landscape, and habitats.
This entry was posted in QLRBV. Bookmark the permalink.