(dungo-20.12.2014) Hôm rồi đọc nhiều bài liên quan đến chủ đề giáo dục và đào tạo nhân lực mới thấy tình hình giáo dục ở Việt Nam còn nhiều chông gai.
– Chuyện về ĐH phi lợi nhuận đầu tiên ở ĐH Phan Châu Trinh – Hội An, Quảng Nam (Tuổi trẻ)
– Câu chuyện thời sự đang diễn ra ở Đại học Hoa Sen: tư thục phi lợi nhuận hay lợi nhuận? (TBKTSG)
– Những học sinh được giải Đường lên đỉnh Olympia giờ đang ở đâu? 12/13 em đã theo học bậc đại học ở Úc – ĐH Swinburne và ở lại Úc (Vietnamnet) và chỉ duy nhất 1 em quay về (VOV)
– Số lượng cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng: Quý 1/2014 hơn 162.000 (Dân Trí), Quý 3 đã lên 174.000 (Vietnamnet)
v..v..
Túm lại là cả tất cả các công đoạn trong dây chuyền giáo dục đại học từ ‘đầu vào’, ‘đoạn giữa’ (hộp đen), ‘đầu ra’ đều có vấn đề.
– Đầu vào: sách giáo khoa, chương trình phổ thông, giáo dục hướng nghiệp, giảm tải…
– Đoạn giữa/Hộp đen: Khung chương trình, Chất lượng giáo viên, Lương giáo viên, Đề thi, Bài giảng, thực hành…
– Đầu ra: Tính ứng dụng, thị trường lao động, kỹ năng & kiến thức, thông tin hỗ trợ, tính thời sự trong hội nhập quốc tế, Yêu cầu tiếng Anh cho du học sinh, …
Liệu nghề dạy có còn cao quý không khi không giúp được mấy cho việc ‘ra lò’ các sản phẩm không tự tồn tại được trong xã hội hiện nay?
dungo